thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 1

Mẹo thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh sao cho đẹp mắt và hợp lý

Thông thường mỗi ngôi nhà mặt phố đều có một mặt tiền với diện tích nhất định, do đó, để không bỏ phí không gian này, nhiều gia chủ đã kết hợp vừa làm nhà ở vừa kinh doanh, buôn bán. Trong bài viết sau đây, BMW Joyfest sẽ chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh sao cho đẹp và hợp lý nhất.

I. Top 15+ mẫu thiết kế nội thất cho nhà ở kết hợp kinh doanh

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 2

Mô hình nhà ở kết hợp quán cà phê sân vườn đem đến sự thư giãn, tươi mát cho không gian

Thiết kế mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh quán cà phê sân vườn vừa trông tiện ích vừa giúp căn nhà trở nên thông thoáng, rộng rãi. Bên cạnh đó, gia chủ cũng ưu tiên cách thiết kế nội thất vô cùng đơn giản khi sử dụng tầng trên làm khu vực nhà ở còn tầng dưới làm quán cafe.

Mô hình nhà theo phong cách hiện đại có thể kết hợp cho thuê làm văn phòng 

Ngoài sử dụng để kinh doanh ra thì các mẫu nhà phố với diện tích mặt tiền lớn rất thích hợp để cho thuê dùng làm văn phòng. Thông thường với mẫu nhà này, chủ đầu tư sẽ tận dụng tầng 1 làm hầm để xe, tầng 2 dùng để cho thuê làm văn phòng còn 2 tầng trên cùng được thiết kế phòng ngủ ở tầng 3 và tầng 4 làm sân thượng.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 3

Kiểu nhà kết hợp 2 trong 1 vừa làm nhà ở vừa có thể làm cửa hàng trưng bày

Mẫu nhà biệt thự trên đây được thiết kế 2 trong 1 có thể kết hợp sử dụng làm showroom/cửa hàng trưng bày sản phẩm. Việc thiết kế, trang trí nội thất bên trong nhà cũng được đơn giản hóa nhằm tận dụng tối đa khoảng không gian trống để bài trí được nhiều sản phẩm kinh doanh.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 4

Thiết kế nhà ở kết hợp quán cà phê không gian xanh kết hợp

Việc thiết kế thêm không gian xanh vào mô hình nhà ở vốn không còn xa lạ gì và đang dần trở thành xu thế được rất nhiều người ưa chuộng. Đây là mẫu nhà kết hợp 2 trong 1 rất tiện ích và thông minh khi tận dụng căn gác mái làm khu vực ở riêng tư cho gia chủ, còn khoảng không gian trống dùng để kinh doanh quán cà phê với nhiều cây xanh.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 5

Nhà 2 mặt tiền rộng có thể kết hợp kinh doanh quán cà phê

Đây là kiểu nhà 2 mặt tiền rộng rãi kết hợp với kinh doanh quán cà phê. Gia chủ tối ưu nội thất tầng 1 để tận dụng làm quán cà phê. Còn tầng 2 và tầng 3 là khu vực riêng tư cho cả gia đình đã được thiết kế thêm ban công giúp không gian trở nên thoáng mát hơn.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 6

Nhà đẹp 2 tầng có rất nhiều sự lựa chọn kinh doanh

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 7

Tận dụng tối đa không gian trống của nhà kết hợp kinh doanh quán cafe

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 8

Mô hình nhà ở phong cách hiện đại được thiết kế kết hợp kinh doanh showroom 

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 9

Mô hình nhà với mặt tiền rộng rãi có thể kinh doanh siêu thị mini/cửa hàng quần áo

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 10

Mẫu thiết kế nội thất biệt thự này rất thích hợp kinh doanh cửa hàng bán quần áo, trang sức

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 10

Nhà ở thiết kế kết hợp kinh doanh nhà hàng

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 11

Mẫu nhà này phù hợp kinh doanh cửa hàng bán quần áo

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 12

Mô hình nhà ở kết hợp cửa hàng thời trang

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 13

Kiểu nhà kết hợp vừa ở vừa kinh doanh thẩm mỹ viện

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 14

Mẫu nhà 2 mặt tiền có thể kết hợp kinh doanh cafe hoặc ăn uống

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 15

Thiết kế nhà ở kết hợp mô hình kinh doanh nhà nghỉ

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 16

Mẫu nhà chữ L phù hợp kinh doanh buôn bán nhiều loại sản phẩm

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 17

Nhà mặt phố này phù hợp kết hợp kinh doanh showroom, cửa hàng trưng bày

II. Lưu ý khi thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh

Khi thiết kế, thi công nhà ở kết hợp kinh doanh bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Yếu tố về an ninh:

Yếu tố an toàn, an ninh thường được rất ít người quan tâm nhưng nó lại là yếu tố hết sức quan trọng, giúp bảo vệ bạn và các thành viên trong gia đình luôn được an toàn. Đồng thời, nếu nhà của bạn dùng cho cả mục đích buôn bán, kinh doanh thì yếu tố này lại càng quan trọng hơn nữa.

Chính vì vậy, khi xây nhà cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề an ninh. Tốt nhất thì bạn nên sử dụng 2 lớp cửa sắt kèm theo cửa kính. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lắp thêm hệ thống camera ở quanh nhà để có thể quan sát, theo dõi tình hình mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt với những gia đình kinh doanh các mặt hàng như vàng bạc cần cẩn thận cả không gian buôn bán lẫn sinh hoạt của gia đình. 

Còn với gia đình nào kinh doanh tiệm ăn, có chất cháy nổ thì cần chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng về các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 19

2. Đặc điểm các loại hình nhà dùng để kinh doanh:

Hiện nay, có rất nhiều loại hình nhà để bạn thử nghiệm kinh doanh như nhà phố thương mại hay hình thức shophouse. Nếu nhà có diện tích đủ lớn, bạn có thể mở quán ăn, nhà hàng. Còn nếu nhà có diện tích hạn chế hơn, bạn có thể mở tiệm tạp hóa nếu biết cách sắp xếp, bố trí đồ đạc hợp lý. 

Hay với những căn nhà có thiết kế kiểu ống thì có thể tận dụng chiều sâu của ngôi nhà đó để phân chia hợp lý giữa không gian buôn bán và không gian sinh hoạt.

Ngoài ra, khi bạn kinh doanh tại nhà cần xin được đầy đủ giấy phép kinh doanh ngành nghề của mình nhằm đảm bảo được yếu tố pháp lý và điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 20

3. Yếu tố về sự riêng tư đối với sinh hoạt hàng ngày:

Yếu tố riêng tư cần đặc biệt được ưu tiên khi thiết kế theo mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh. Ngoại trừ khu vực để buôn bán, bạn còn cần tính toán thêm những không gian khác như nhà vệ sinh, bếp dành cho gia đình. Vì vậy, để đảm bảo vấn đề vệ sinh và tối đa sự riêng tư, bạn có thể xây WC riêng cho khách. 

Thêm vào đó, cần dựng thêm các đồ vật, tường chắn hoặc cửa kính để che chắn, bảo vệ những không gian sinh hoạt riêng của gia đình. Hay bạn cũng có thể xây 2 tầng lầu, với 1 tầng để sinh hoạt và 1 tầng để riêng kinh doanh.

4. Lựa chọn vật liệu phù hợp cho nhà ở:

Đối với cửa và tường của nhà phố kinh doanh thì tốt nhất nên hạn chế dùng chất liệu bê tông. Thay vào đó gia chủ có thể lắp kính, nhôm kính hoặc dùng cửa lớp… sẽ giúp công trình trông thoáng đãng, sang trọng hơn và hạn chế gây cản trở tầm nhìn. 

Hiện nay, kính cường lực đang ngày càng trở nên phổ biến và được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Những ưu điểm của nó có thể kể đến như độ ăn toàn cao, có thể nhìn xuyên thấu, tạo cảm giác rộng rãi,….

Còn với khu vực mặt tiền của ngôi nhà, gia chủ có thể chọn vật liệu gạch ốp để trang trí. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch ốp tường khác nhau với những họa tiết, hoa văn đa dạng. 

Loại vật liệu này có công dụng chống chịu được mọi tác động đến từ môi trường, thời tiết… Chính vì thế, gạch ốp tường cũng là lựa chọn hoàn hảo mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Nhưng dù bạn sử dụng bất kỳ loại vật liệu nào đi nữa cũng cần đảm bảo sự cân đối, hài hòa và tạo dấu ấn riêng cho không gian.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 21

5. Về tính thẩm mỹ:

Tính thẩm mỹ đóng vai trò rất quan trọng, là điểm thu hút ánh nhìn, tạo ấn tượng đầu tiên của ngôi nhà, đồng thời phản ánh rõ nhất cá tính của gia chủ. Nhà phố thương mại thông thường sẽ có tính chất bình dân hơn nên việc thiết kế đơn giản có thể chấp nhận được. 

Khi thiết kế bảng hiệu cần lưu ý để thông tin thật nổi bật, rõ ràng để khách hàng có thể dễ đọc từ khoảng cách xa. Đồng thời, bảng hiệu cần đảm bảo phải có kích thước phù hợp, không lấn sang mặt tiền của nhà bên cạnh.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 22

III. Bí quyết tận dụng không gian trong thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh

Bên cạnh thiết kế kiến trúc hoặc mặt tiền của ngôi nhà, gia chủ cũng cần quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh sao cho tận dụng không gian một cách hợp lý. Dưới đây là một vài gợi ý thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh mà bạn có thể tham khảo.

1. 2 tầng thấp nhất dùng làm khu vực kinh doanh

Đối với không gian tầng 1, tầng 2 dùng để kinh doanh bạn nên thiết kế theo phong cách hiện đại sẽ tạo cảm giác sang trọng, rộng rãi và chuyên nghiệp. Đặc biệt, gia chủ cũng cần chú ý đầu tư hơn vào hệ thống đèn chiếu sáng để làm nổi bật lên sản phẩm trưng bày. 

Hơn nữa, bạn cũng có thể dùng thêm kính cường lực, gương phản chiếu sẽ giúp không gian này trở nên thoáng đãng, rộng rãi và mang đến sự sang trọng, tinh tế.

thiet ke noi that nha o ket hop kinh doanh 23

Ý tưởng thiết kế nội thất 2 trong 1 vừa dùng để ở vừa làm khu vực kinh doanh

2. Các tầng còn lại nên bố trí nội thất như thế nào?

Với các khu vực sinh hoạt, bạn có thể thiết kế dựa theo sở thích của mình nhưng vẫn cần đảm bảo đủ không gian để sinh hoạt cho cả gia đình. Gia chủ cũng nên thiết kế khu vực nhà ở và kinh doanh tách riêng để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Như vậy, có thể thấy rằng việc thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh đang dần trở thành xu hướng hiện nay. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm gợi ý khi thiết kế ngôi nhà của mình. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế nội thất nhà ở thì có thể liên hệ với DHouse qua website dhouse-vn.com hoặc qua hotline 08 5599 3579 hay 093 7000 600 để được tư vấn, báo giá tận tình

No Responses

Write a response